Chia sẻ kinh nghiệm Trượt Patin - Roller Skating

Những lưu ý khi chọn mua giày patin cũ secondhand

“Nên mua giày trượt patin mới hay là giày cũ nhỉ ?” 

Đó là câu cửa miệng của các bạn mới tham gia bộ môn Inline Skate. Dĩ nhiên, không riêng gì bạn mà ngay chính cả bản thân người viết khi mới bước chân vào Roller Sports cũng khá là băn khoăn không biết nên mua giày gì trong khi mình còn “chân ướt chân ráo” lơ mơ chưa biết đã có thể bám trụ với bộ môn này lâu dài hay không. Ngoài việc mua mới 100% ngoài cửa hàng, bạn cũng có thể lưa chọn cách mua từ người dùng trước, hay còn gọi là hàng “second hand”. Sau đây là một chút mẹo giúp bạn chọn mua cho mình một đôi giày patin cũ với tỉ lệ “hư hỏng” ít nhất, phần nào hỗ trợ các bạn tránh lãng phí tiền bạc.
Trong bài viết này sẽ đề cập đến các sản phẩm của SEBA, tại sao là SEBA ư? đa phần các bạn điều chọn hãng này để mua hoặc up giày nhưng không đủ kinh phí cho giày mới.

Giày patin cũ chất lượng còn rất mới

Hình ảnh giày patin cũ

 

Giày cũ liệu có phải là giày chất lượng thấp ?

Giống như các loại mặt hàng khác trên thị trường, không loại trừ hàng điện tử tiêu dùng mà ngay cả bộ môn Roller Sports cũng có hàng 2nd. Với những đồ dùng điện tử đều có những cách và dụng cụ để kiểm tra độ bền cũng như mức độ “hư hao” của sản phẩm khi bán lại cho người dùng khác. Giày trượt Roller Sports thì đa phần là được kiểm tra bằng cảm quan là chính vì đây là một dạng giày thể thao có cấu tạo đặc biệt và mang tính cá nhân cao, do đó nếu bỏ qua một vài điểm thiếu sót sẽ không tránh được cảnh “tiền mất, tật mang”
Thời thế loạn lạc, trong lúc bách tính lâm nguy. Nạn “treo đầu dê, bán thịt chó” cũng tràn lan không kém. Gây ít nhiều tình trạng mất lòng tin khi mua giày cũ giá rẻ. Tuy nhiên với một số cá nhân thuộc dạng “trưởng làng” thì uy tín vẫn hàng đầu. Tóm lại ở phần này, việc bạn chọn con đường mua giày cũ không có gì là sai cả. Nhưng cũng nên lưu ý và cảnh giác trước nhưng chiêu bào lừa đảo nhé các bạn.

Các đặc điểm cần kiểm tra và đánh giá sản phẩm
1/ Liner (Boot trong)

Liner là thành phần chính thứ hai sau Frame quyết định sự “sóng còn” của giày mà bạn mua. Đối với các giày có Liner riêng bạn cần chú ý các điểm sau:
– Phần trên cổ Liner có rách không ?
– Đế lót Liner có xẹp chưa ?
– Có bị giãn ra khi xài một thời gian hay không ?
Thường thì Liner của dòng High (SEBA) sẽ nhanh giãn ra và nới rộng size chân thêm 1 chút.

2/ Liner dòng Carbon

Khác với những dòng giày như FR, High. Dòng Carbon chỉ có duy nhất một Boot (Liner in Shell). Những loại giày này rất “kén” người dùng, bởi khi người dùng cũ đã đi một thời gian thì giày đã tự tạo form chân đúng theo khuôn mẫu. Vì vậy khi bạn mua lại từ người khác, cảm giác đau buốt chân là không thể tránh khỏi. Bạn cần đi một thời gian, giày sẽ tự động co giản theo form chân của bạn và không còn đau nữa.


3/ Shell (Boot ngoài)

Ngoại hình của sản phẩm, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến giá tiền của giày.
– Trày nhiều hay ít
– Có bị rách da không ? (giày High, thì chuyện rách là bình thường. Đừng chú ý nó quá)
– Có bị gãy lỗ bắt vít của miếng chống trày không ?
– Lỗ bắt Frame có bị tuông răng, hay mòn rãnh ốc không ?

4/ Vòng bi

Khi mua, bạn cũng nên mượn người bán đi thử vài vòng để kiểm tra xem vòng bi có tốt như thông tin người bán hay không, nếu bỏ qua bước này bạn sẽ phải tốn thêm chút tiền để thay thế và thời gian để sửa chữa.

5/ Frame

Hãy kiểm tra xem, có vết nứt nào ở trên Frame cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Xem thử Frame có “độn” giấy hay khoen nhôm để gia cố khi lỗ bắt trục bánh bị lờn răng.

6/ Số phần trăm đánh giá sản phẩm

Đừng quan tâm đến số “phần trăm” trên title của topic đăng bán, nó đánh lừa nhận thức người mua rằng sản phẩm vẫn còn mới ken như vừa lấy ra khỏi hộp như: 
[Bán] giày iGor 98% giá … tại TP.HCM
[Bán giày] SEBA High Deluxe 90% giá rẻ … tai….
Cần tiền bán gấp giày giá rẻ 99% tại …..
Số “phần trăm” này thật chất không nói lên đều gì cả, mà chỉ gây chú ý cho người xem hoặc người cần mua giày thôi. Chỉ khi bạn “nhìn tận mắt. cầm tận tay” thì đó mới là vấn đề ở đây.

7/ Chọn mua của những skater chuyên nghiệp

Mình khuyên bạn nên mua giày từ những skater này, nhất là các bạn muốn nâng cấp giày lên cao hơn. Vì kỹ thuật của họ cao nên mật độ té ngã hoặc trày xướt rất thấp. Thậm chí, có những skater nâng cấp giày trong khi giày đang chơi còn rất mới, bạn có thể mua và mặc cả một tí. Nếu so ra với giày mới 100% những sản phẩm này rất đáng để mua, vậy tại sao lại không chọn nhỉ ?

8/ Chịu khó đi đến tận nhà người bán

Đã là giày 2nd thì không tránh được sự cố hư hao, hoặc không vừa ý. Bạn nên dành chút ít thời gian đến tận nhà người bán để mua, nếu có những sai sót hay chất lượng không tốt bạn cũng có thể đến trả hoặc tránh được những kẻ lợi dụng buôn bán lừa đảo ship tiền nhưng không giao sản phẩm.

>> Có thể bạn quan tâm:

Back to list