Làm sao để đam mê vẫn bùng cháy, sức khỏe luôn tốt và luôn duy trì được cảm giác hưng phấn trong quá trình tập luyện patin.
Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ tham gia bộ môn thể thao trượt patin. Đây là một môn thể thao có thể rèn luyện sức khỏe và sự dẻo dai tốt. Nhưng trong quá trình tập luyện nhiều bạn đam mê quá mà quên đi vấn đề sức khỏe bản thân trong quá trình tập luyện. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn các phương pháp tập luyện và cân bằng các hoạt động để các bạn có được một sức khỏe tốt nhất trong quá trình tập luyện bộ môn này.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng để có được năng lượng tập luyện là yếu tố vô cùng quan trọng trong hầu hết tất cả các hoạt động thể dục thể thao.
Tránh ăn ngay trước giờ tập
Vì trong quá trình tiêu hóa, cơ thể bạn cần ở trạng thái tĩnh. Việc hoạt đông thể lực trong lúc này sẽ làm giảm tính hiệu quả của cả sự hấp thu thức ăn và hiệu quả luyện tập, đôi khi còn phản tác dụng. Tốt nhất, bạn nên lót dạ từ một đến một tiếng rưỡi rưỡi trước khi tập, ưu tiên thực phẩm có nhiều hydrat carbon (còn gọi là đường hấp thụ chậm), có trong gạo, bột nhào, bánh mì, ngũ cốc. Khi được tiêu hóa, hydrat carbon sẽ tạo ra glucogen, nguyên liệu chính cung cấp năng lượng cho cơ bắp, giúp bạn hoạt động dẻo dai trong nhiều giờ và ngăn ngừa chuột rút.
Trong khi luyện tập
Hãy nhớ uống đủ nước. Chơi patin sẽ làm cơ thể mất nước qua mồ hôi. Mất nước sẽ kèm theo mất chất điện giải mà chủ yếu là muối NaCl. Thiếu muối và nước sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động hệ tim mạch và sự điều nhiệt. Để tránh tình trạng này, cần cung cấp nước cho cơ thể trước, trong và sau khi luyện tập. Nếu dùng nước đun sôi để nguội cần pha thêm một chút đường và muối, hoặc dùng nước hoa quả pha loãng và cho thêm một ít muối. Không nên uống nước quá ngọt làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Trước khi luyện tập từ 10 – 30 phút, bạn nên uống từ 400 – 600ml nước. Trong khi luyện tập, nên uống đều đặn với lượng nhỏ từ 100 – 200ml/lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 – 20 phút tùy theo mức độ mất mồ hôi. Sau khi luyện tập, cần uống nước ngay và nên uống nước khoáng để bù nước và điện giải. Nếu chỉ uống nước đun sôi để nguội đơn thuần, bạn vẫn sẽ có cảm giác khát, vì khi đó lượng nước tiêu sẽ tăng lên và các chất khoáng trong cơ thể bị đào thải qua mồ hôi.
Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt khi chơi patin: Patin giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật, tinh thần thư thái, hoàn thiện vóc dáng… Với những người chơi thể thao nghiệp dư, chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cũng rất cần thiết.
Chế độ ăn của bạn nên giàu vitamin và các chất khoáng đặc biệt, do vậy cần ăn đầy đủ các loại thực phẩm để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể: Vitamin C, nhóm B, PP, B-caroten… chủ yếu có trong rau xanh, hoa quả và vỏ ngoài của ngũ cốc…; vitamin A, D, E, K… có trong thịt, cá, gan, trứng… Các chất khoáng như đồng, sắt, kẽm, canxi, phốt pho, magiê… đều cần thiết cho sức khỏe. Trong cơ thể có 2 nguồn dự trữ năng lượng là glucogen và chất bột (mỡ) nhưng khả năng dự trữ glucogen trong các cơ và gan chỉ ở mức độ giới hạn. Khi luyện tập, lượng glucogen trong các cơ bị hao hụt dần. Đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, kiệt sức. Chính vì vậy, cần phải dự trữ đầy đủ glucogen trước khi luyện tập bằng cách: Ăn đủ lượng tinh bột hằng ngày và uống nước có pha đường khi luyện tập.
Mỗi người chơi patin chỉ cần tiêu thụ 1 – 2g đạm/kg cân nặng/ngày. Một người 70kg sẽ cần khoảng 100g – 120g thịt/ngày, hoặc 200g cá/ngày. Ăn nhiều chất đạm, lượng protein dư thừa sẽ làm tăng chuyển hóa, tăng mức urê trong máu và tăng gánh nặng cho gan, thận.
Thời gian tập luyện hợp lý
Nhiều bạn mải mê trượt mà quên đi thời gian. quên ăn và ăn không đúng bữa là điều thường thấy ở tất cả các Skater. Mình thường chứng kiến và tiếp xúc với rất nhiều các bạn trượt patin hằng ngày. Nhưng các bạn ấy thường chơi từ chiều tới tận tối đêm. Đêm về khuya mới ăn bữa tối. Lúc ăn xong thì đã đến giờ đi ngủ. Cứ như thế thì quá trình sinh lý của cơ thể sẽ bị đảo lộn. sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe trong thời gian tập luyện lâu dài. Các bạn nên có cho mình một kế hoạch tập luyện cụ thể, một thời gian sinh hoạt hợp lý. chế độ ăn đúng giờ, đúng bữa sẽ cải thiện rất tốt cho sức khỏe và bổ trợ nhiều năng lượng cho các bạn hơn trong quá trình thực hiện những skill (kỹ thuật).
Tập không đúng kỹ thuật, có thể bị những tai nạn khó lường
Đừng ham tập luyện quá những Skil (kỹ thuật) cao khi chưa học những kỹ thuật bổ trợ
Các bạn chú ý nhé. đừng ham và học những kỹ thuật quá cao trên đôi giày trượt patin mà quên đi rằng muốn học được thì phải học trước những skill bổ trợ. Nhiều bạn tham gia vào nhiều động tác khó nên gặp phải chứng thương không đáng có.
Đừng nên đổ đèo, đổ bậc, đổ dốc khi chưa được tập luyện nhuần nhuyễn và bản thân đạt được trình độ nhất định để làm được những việc đó. Tôi đã từng chứng kiến một bạn đổ bậc bị ngã bạn đấy vì gãy mất mấy cái răng cửa sau lần thực hiện đây. Cần phải học, phải luyện tập theo thời gian và có bài bản. tới khi đủ tự tin và độ nhuyễn rồi thì hãy thực hiện những pha mạo hiểm nhé.
Để đạt được trạng thái tập luyện tốt nhất, thực hiện được những kỹ thuật cao và hiệu quả nhất thì vấn đề sức khỏe là điều chúng ta không nên coi thường trong quá trình tập patin.
Chúc tất cả các Skater luôn có được sức khỏe tốt để theo đuổi đam mê của mình.
>> Có thể bạn quan tâm: Nên mua giày trượt patin ở đâu tại TP.HCM?