Mời các bạn cùng tìm hiểu những tác nhân khiến vòng bi giày patin nhanh hỏng để biết và phòng tránh giúp đôi giày trượt của chúng ta được sử dụng lâu bền bạn nhé.
Những tác nhân khiến vòng bi giày Patin nhanh hỏng
3 tác nhân khiến vòng bi nhanh hỏng
Có 3 tác nhân chủ yếu gây ảnh hưởng xấu đến vòng bi patin đó là bụi, cát và nước.
+ Bụi và cát: Đây là 2 thứ dễ lọt qua khe hở của tấm chắn bụi và vành vòng bi nhất, khi lọt vào bên trong bụi và cát mài mòn bi, rãnh chạy bi nhanh chóng. Khi vòng bi không được vệ sinh và chăm sóc thường xuyên việc vận hành vòng bi sẽ phát ra tiếng kêu khó chịu do cấn cát đọng bên trong. Đôi giày patin có vòng bi như vậy sẽ khiến cho các bánh xe không linh hoạt, trượt không được mượt vừa trượt vừa nghe thấy tiếng rệu rạo không chắc chắn mà đôi giày của mình phát ra.
+ Nước: Tác nhân này gây ra khi bạn trượt giày qua những vũng nước hoặc trượt trong trời mưa, lúc này nước thấm vào vòng bi khiến mỡ tra bên trong bị hấp thụ độ ẩm, vón cục và mất chức năng bôi trơn. Trạng thái vòng bi bị khô mỡ, không còn trơn nữa thì bánh xe không thể trượt êm thậm chí không còn trượt được.
- Có thể bạn quan tâm: Cách thay thế bánh xe giày trượt Patin ai cũng có thể làm
Vệ sinh vòng bi đúng cách như thế nào?
Muốn vòng bi ít bị bẩn bạn không nên trượt trên đường quá bẩn, đường ướt hoặc trượt vào những vũng nước trên đường trượt, khi trời mưa hoặc đường nhiều cát bạn cũng nên hạn chế trượt trên đó. Các bước vệ sinh vòng bi:
+ Tháo vòng bi: Mỗi đôi giày patin thường có lục đi kèm, thiết bị này dùng để tháo bánh xe ra khỏi khung, và tháo vòng bi ra khỏi bánh xe, bạn nên dùng lục T để tháo. Kiểm tra xem vòng bi của đôi giày thuộc loại nào, tùy mỗi loại vòng bi bạn có cách tháo khác nhau. Đối với vòng bi tháo được chú ý tháo vòng bi phải nhẹ nhàng và từ từ, còn vòng bi không tháo bạn không nên cố tháo mà sẽ vệ sinh trực tiếp trong vòng.
+ Rửa vòng bi: Tiến hành rửa với một ít xăng, ngâm vòng bi trong cốc đựng xăng đó dùng tay xoay xoay vòng bi, để không hại da tay bạn nên đeo găng tay hoặc dùng que dài, tiếp tục xoay cho bụi ra hết. Tiếp tục với các vòng bi khác đến khi làm sạch hết bụi bẩn.
+ Tra mỡ: Khi vòng bi đã sạch bạn tiến hành tra mỡ, theo kinh nghiệm của những chuyên gia về giày patin mỡ dùng để tra vào vòng bi nên dùng mỡ bò vì nhiều loại vòng bi dùng dầu tra không có tác dụng còn mỡ bò vừa bôi trơn, vừa bảo vệ vòng bi. Cuối cùng lắp lại vòng bi và sử dụng đôi giày như thường.
Trên đây là một số tác nhân gây hại đến vòng bi cũng như đôi giày patin của bạn, để đảm bảo tuổi thọ cũng như tiết kiệm chi phí bạn nên lưu ý những vấn đề bảo vệ các bộ phận của giày patin để luôn có đôi giày tuyệt vời. Để giải đáp những thắc mắc khác trong việc bảo vệ cũng như sửa giày patin liên hệ đến GOX STORE để đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn cho bạn kĩ hơn nhé.