GOX Media House xin giới thiệu đến các bạn cấu tạo của bánh xe Patin và các cách sắp xếp bánh xe phù hợp với từng thể loại tập luyện.
Bánh xe (wheel) là một bộ phận quan trọng trên đôi giày Patin. Vì vậy, khi lựa chọn mua và sử dụng, chúng ta cần biết một số thông tin cơ bản sẽ ảnh hưởng tới mục đích sử dụng của bánh xe. Tùy vào từng bộ môn, kĩ thuật, bề mặt sân trượt, và nhu cầu cá nhân, chúng ta lựa chọn kích cỡ bánh xe khác nhau. Những thông tin sau đây sẽ giúp ích khi lựa chọn một đôi Patin mới hoặc mua bánh xe mới:
Cấu tạo của bánh xe Patin
Bánh xe Patin có tầm quan trọng giống như lốp của một chiếc xe hơi. Bánh xe Patin có rất nhiều kích cỡ đường kính được tính bằng đơn vị milimet (mm), nhiều hình dạng (profile), có độ cứng khác nhau (durometer number) cùng với độ nảy (rebound) và độ bám (grip) khác nhau. Hiện nay, độ dày tiêu chuẩn của bánh xe Patin là 24mm.
Bộ môn trượt giải trí và nghệ thuật (Slalom/Slide) thường sử dung bánh xe cỡ vừa, mềm hơn, với độ bám tốt hơn giúp kiểm soát tốc độ và độ rung. Loại hình tốc độ (Speed) thường sử dụng bánh lớn hơn, cứng hơn, có tốc độ nhanh hơn. Với thể loại mạo hiểm (Aggressive), bánh xe thường nhỏ giúp dễ dàng chuyển động và thực hiện các động tác khó.
Những bộ phận cơ bản của bánh xe:
- Polyeurethane: Lớp nhựa tổng hợp
- Bearings: Vòng bi
- Spacer: Đệm vòng bi
- Wheel Hub: Trục bánh xe
Độ cứng của bánh xe có những ảnh hưởng như thế nào đến luyện tập
- Body Weight Loading: Trọng lượng cơ thể
- Grip: Độ bám bề mặt
- Rebound: Độ nảy
- Shock Absorption: Giảm xóc
- Outdoor wear: Thời hạn sử dụng
Chỉ số đo độ cứng (durometer number) của bánh xe thường là số được in thứ hai (sau đường kính mm) và đi liền với ký tự “A”. Một bánh xe được in “76mm/78A” có nghĩa là đường kính của bánh xe là 76mm, và độ cứng là 78A. Chỉ số độ cứng càng lớn thì bánh xe càng cứng. Nghĩa là thời gian sử dụng bánh xe sẽ lâu hơn các bánh xe có độ cứng thấp hơn. Tuy nhiên, bánh xe cứng sẽ khó trượt hơn và độ bám bề mặt kém hơn. Ngược lại, độ cứng nhỏ đồng nghĩa với bánh xe mềm hơn, dễ dàng điều khiển hơn và có độ bám bề mặt tốt hơn; nhưng thời gian sử dụng ngắn hơn. Chỉ số độ cứng cao nhất là 100A. Slalom và Slide thường sử dụng bánh xe có độ cứng từ 72A – 86A. Aggressive và Speed thường sử dụng bánh có độ cứng lớn.
Từng hình dạng bánh xe (Wheel Profile) phù hợp với từng mục đích sử dụng
Quan sát bánh xe từ đỉnh xuống để xác định hình dạng bánh xe. Việc xác định này giúp ta biết được bao nhiêu phần của bánh xe sẽ tiếp xúc với bề mặt trượt. Mỗi môn luyện tập sử dụng từng hình dạng bánh xe khác nhau.
Ví dụ bánh xe dành cho Inline hockey, Slalom, Slide, Figure và Dance thường được sử dụng với mục đích giống nhau; và thường không phẳng như Aggressive, hay nhọn như Speed. Bánh xe Aggressive thường phẳng, có độ bám tốt, nhưng tăng lực hãm và không có độ lướt. Bánh xe Speed thường cao và nhọn nhiều, ít lực hãm và linh hoạt hơn.
- Inline Stability: Độ thăng bằng
- Spins: Khả năng xoay
- Turns: Tốc độ khi thay đổi hướng
- Edges: Khả năng nghiêng
Kích thước bánh xe và hình dạng bánh xe rất quan trọng đối với các vận động viên chuyên nghiệp.
Vì sao kích thước bánh xe có ý nghĩa quan trọng trong việc luyện tập
- Speed: Tốc độ
- Maneuverability: Tính cơ năng
- Stability: Độ thăng bằng
- Cost: Giá tiền
Kích thước bánh xe ảnh hưởng tới tốc độ khi trượt. Bánh xe lớn hơn trượt nhanh hơn bánh xe nhỏ khi chúng ta tạo một lực đẩy giống nhau. Vì vậy Speed và Marathon thường sử dụng bánh xe lớn. Tuy nhiên, bánh xe nhỏ lại tăng gia tốc nhanh hơn, đồng thời dễ dàng hơn khi nhảy, phù hợp với Aggressive. Slalom, Figure, Hockey thường sử dụng bánh cỡ vừa để cân bằng các yếu tố trên.
Flat setup: là cách lắp đặt tất cả các bánh xe đều tiếp xúc với mặt đất.
Với cách lắp bánh này, người trượt dễ dàng giữ thăng bằng hơn, tốc độ trượt tốt, nhưng lại hạn chế tính linh hoạt khi trượt. Flat setup phù hợp với người mới bắt đầu trượt.
Có hai cách sắp xếp cho Flat setup:
- Sử dụng các bánh xe có cùng kích cỡ
- Sử dụng các bánh xe có kích cỡ nhỏ dần. Với lắp này, các bánh xe được xếp lớn dần từ đầu frame. Các bánh lớn sẽ giúp tăng tốc độ, bánh nhỏ giúp tăng tính linh hoạt, cùng với sự thăng bằng khi tất cả bánh xe đều tiếp xúc mặt đất.
Rocker setup: là cách lắp các bánh xe ko đồng loạt tiếp xúc mặt đất
Giống như tác dụng lưỡi trượt trên giày trượt băng, với Rocker setup, người trượt dễ dàng điều khiển được đôi giày của mình và phương hướng, đồng thời tạo cảm giác linh hoạt và gắn liền với đôi chân. Rocker setup cũng giúp dễ dàng hơn trong di chuyển, xoay tròn, thay đổi hướng đột ngột, hoặc thực hiện các bước nhảy nhanh. Tuy nhiên Rocker setup làm giảm độ thăng bằng.
Cách đơn giản nhất để có Rocker setup là thay đổi kích thước của các bánh xe để giảm tiếp xúc mặt đất.
a. Full Rocker setup (Banana, bánh chuối)
Full Rocker setup mô phỏng theo hình dạng của lưỡi trượt trên giày trượt băng. Sử dụng hai bánh xe có kích thước lớn ở giữa, hai bánh xe có kích thước nhỏ hơn nằm ở hai đầu. Với cách lắp này, người trượt dễ dàng xoay hoặc thay đổi hướng, nhưng chậm hơn, và khó giữ thăng bằng hơn. Full Rocker setup sử dụng cho Slalom, Figure, và các loại hình nghệ thuật khác.
b. Front Rocker setup
Cách lắp này thường được sử dụng cho loại hình Street giúp ích cho việc trượt trên các bề mặt gồ ghề không bằng phẳng, nhưng độ thăng bằng cao do có vừa đủ bánh xe (ba bánh) tiếp xúc mặt đất, đồng thời giữ tốc độ vừa phải khi trượt. Kiểu lắp bánh này còn có tên gọi khác là “bánh chuối” – banana.
c. An-ti Rocker setup
Là cách lắp sử dụng hai bánh xe nhỏ hơn bên trong, nhằm tránh sự mất thăng bằng khi thay đổi kích thước bánh xe. Cách lắp này được sử dụng cho Aggressive khi người trượt nhảy trên các thanh rail (thanh sắt được thiết kế đặc biệt cho Aggressive) hoặc rìa/mép tường.
GOX Media House và chị Nguyễn Hoàng Mai Phương
Hình ảnh và lược dịch 1 số thông tin từ Inlineskating.about.com
Trích tài liệu giảng dạy bộ môn Patin tại trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM do ông Lê Quân biên soạn.